Các phiên bản tên lửa Hawk ở các nước khác MIM-23 HAWK

Bệ phóng tên lửa di động M727 của Israel.
  • Israel

Israel đã tiến hành nâng cấp từ chuẩn nâng cấp giai đoạn 2 bằng cách bổ sung hệ thống phát hiện quang điện tử để tăng cự ly phát hiện mục tiêu từ 30 lên 40 km và tăng tầm nhận dạng mục tiêu từ 17 lên 25 km. Họ cũng tiến hành sửa đổi hệ thống Hawk của mình để cóc thể đánh chặn mục tiêu ở độ cao tới 24.000 m.

  • Sparrow Hawk

Hệ thống phòng không kết hợp tên lửa AIM-7 Sparrow với 8 tên lửa trên bệ phóng sửa đổi. Hệ thống tên lửa này đã được thử nghiệm tại bãi thử nghiệm China Lake năm 1985, không còn nước nào sử dụng hệ thống tên lửa này.

  • Hawk AMRAAM

Ở phiên bản này tên lửa AMRAAM được lắp lên xe tự hành M192 sửa đổi. Radar khẩu đội được sử dụng trong đánh chặn, với radar của chính tên lửa đảm nhiệm vai trò dẫn đường giai đoạn cuối. Raytheon và Kongsberg đã đề xuất hệ thống này như là một biện pháp để nâng cấp các khẩu đội tên lửa Hawk hiện có. Gói nâng cấp này chủ yếu hướng tới các quốc gia có trang bị cả Hawk và tên lửa AIM-120 AMRAAM. Na Uy hiện đang sử dụng hệ thống này với tên gọi NASAMS.

  • Iran

Là một phần trong vụ bê bối Iran-Contra, tên lửa Hawk là một trong số các vũ khí đã được Mỹ bán cho Iran, nhằm tài trợ cho tổ chức vũ trang chống cộng Contras.

Không quân Iran đã tiến hành thử nghiệm trang bị Hawk trên máy bay F-14 Tomcat trong một chương trình thử nghiệm mang tên Sky Hawk. Iran cũng tiến hành sửa đổi hệ thống phòng không mặt đất Hawk để chuyển sang sử dụng xe thiết giáp 8x8 bánh và bệ phóng có thể mang theo tên lửa RIM-66 hoặc AGM-78 với hai tên lửa Standard mỗi bệ phóng.

Không quân Iran cũng có phiên bản Hawk MIM-23 tự sản xuất trong nước, gọi là Shahin, mà được cho là đang được tiến hành sản xuất loạt. Năm 2010 Iran tuyên bố họ đang tiến hành sản xuất hệ thống phòng không thế hệ tiếp theo mang tên Mersad, tích hợp tên lửa Shahin.[7]

  • Na Uy

Na Uy đã phát triển kế hoạch nâng cấp Hawk của riêng mình, được gọi là Norwegian Adapted Hawk (NOAH) liên quan đến việc thuê các bệ phóng I-Hawk, radar HPI và xe nạp tên lửa từ Hoa Kỳ và tích hợp chúng với Đài kiểm soát và thu nhận Raytheon Kongsberg. NOAH được đưa vào vận hành từ năm 1988. Nó được thay thế bởi hệ thống phòng không NASAMS sử dụng tên lửa AMRAAM trong giai đoạn 1995–98.

  • ACWAR

Chương trình cải tiến hơn nữa hệ thống tên lửa Hawk với việc trang bị radar 3D, nhưng đã bị hủy bỏ vào năm 1993.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: MIM-23 HAWK http://www.kokpit.aero/turkiyenin-orta-menzil-i-ha... http://www.defensenews.com/article/20140915/DEFREG... http://www.forecastinternational.com/Archive/mm/mm... http://www.janes.com/article/34694/egypt-jordan-to... http://www.payvand.com/news/09/jun/1059.html http://www.presstv.com/detail.aspx?id%3D123003%26s... http://www.raytheon.com/products/stellent/groups/p... http://strategypage.com/htmw/htada/articles/201212... http://www.designation-systems.net/dusrm/m-23.html http://www.roaf.ro/en/dotare/hawk_en.php